Từ bao đời nay, đi chùa đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, trang phục phù hợp, việc dâng lên Đức Phật những bài văn khấn thành tâm cũng là một phần quan trọng trong nghi thức đi chùa. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những cách cầu nguyện khi đi chùa ngắn gọn, đúng lễ nhất để cầu bình an và may mắn.
Hy vọng rằng những bài văn khấn này sẽ giúp bạn thể hiện được lòng thành kính và cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất cho bản thân và gia đình.
Cách Cầu Nguyện Khi Đi Chùa Đúng Nhất (Đi Chùa Khấn Thế Nào?)
Khi đặt chân đến những nơi linh thiêng, mỗi người đều mang theo những nguyện vọng riêng biệt. Vậy khi đến chùa, điều quan trọng là chuẩn bị những nghi lễ phù hợp và cách cầu nguyện một cách chân thành. Dưới đây là cách cầu nguyện khi đi chùa cụ thể.
1.1. Phương thức hành lễ, sắm lễ tại chùa
Để lời cầu nguyện được Đức Phật lắng nghe, người đi lễ cần nắm rõ những quy tắc cơ bản về trình tự hành lễ và cách chuẩn bị lễ vật.
Thứ tự hành lễ đúng cách:
- Cúng lễ và thắp hương tại bàn thờ Đức Ông.
- Đặt lễ lên hương án chính điện, thắp đèn, hương nhan, thỉnh ba hồi chuông, làm lễ với Quan Thế Âm Bồ Tát và chư Phật.
- Thắp hương và thành tâm khấn vái ở tất cả các bàn thờ khác (vái 3 hoặc 5 lễ).
- Làm lễ ở miếu thờ mẫu và tứ phủ (nếu có).
- Làm lễ ở nhà thờ Tổ (nhà thời Hậu).
- Thăm các nhà sư tại phòng tiếp khách.
Cách sắm lễ:
- Bánh kẹp, hoa tươi, trái cây, chè,… không sắm lễ mặn.
- Dưa hấu, bưởi, xoài, thanh long, táo, thơm, nho, phật thủ,…
- Hoa ly, hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa cúc,… không dùng hoa giả, hoa dại.
Cách bày lễ:
- Bàn Tam Bảo: Hương – đăng (đèn cầy) – hoa – quả – nước. Không đặt tiền thật, tiền vàng mã, tiền xu, đồ mặn.
- Các bàn thờ khác: Thắp ba nén hương, cầu nguyện theo ý nguyện.
- Ban thờ Đức Ông, Thánh Mẫu: Có thể sắm tam sinh (gà, chả, giò), tiền âm phủ, tiền vàng mã.
1.2. lời cầu khi đi chùa phù hợp
Gợi ý bài văn khấn Lễ Phật khi viếng chùa phù hợp:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, мười phương Chư Phật, Chư Phật мười pҺương.
Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm Qᴜý Mão
Tín chủ con là …………………
Ngụ tại………………………
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơι Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:
Đức Phật Thích Ca, Đức PҺật Di Đà, Mười ρhương chư Phật, Vô thượng Phật pháρ, Quan âм Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kιếρ, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm Ɩạc.
Ngày nay đến trước PҺật đài, thành tâm sám hối, không Ɩàm điều dữ, nguyện làм việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quɑn âм Đại sỹ chư Thánh Һiền Tăng, TҺιên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên tҺần, từ bi giɑ hộ. Khiến cҺo chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp PҺật nhiệm màu, để cho vận đảo Һanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháρ.
Đặng мà cứu độ cho các Ƅậc Tôn tɾưởng Cha mẹ, anҺ eм, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Tâm nguyện lòng tҺành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Những Lưu Ý Khi Đi Lễ Chùa Hợp Lễ
Trước khi đến chùa:
- Giữ gìn thân tâm thanh tịnh, tránh quan hệ vợ chồng trong vòng 6 tiếng trước khi đi chùa.
- Tránh đi chùa vào ngày lễ Vu Lan và Phật Đản (vì đây là ngày dành cho các hoạt động đặc biệt).
- Ăn mặc lịch sự, giản dị, tránh trang phục lòe loẹt, màu mè.
- Không trang điểm, xịt nước hoa khi đi chùa.
- Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt nên hoãn việc đi chùa.
- Đặt túi xách, mũ nón… ở nơi quy định trước khi vào Tam Bảo.
Khi vào chùa:
- Thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài sân chùa, hạn chế thắp hương trong chùa.
- Giữ im lặng, không chụp ảnh, quay phim.
- Không đặt lễ mặn, tiền vàng mã, tiền âm phủ tại chính điện.
- Không cho trẻ em đùa nghịch, sờ mó tượng Phật, hay lấy đồ từ chùa về nhà.
- Đi vào chùa bằng cửa bên phải, ra bằng cửa bên trái. Tránh đi cửa giữa.
- Khi chào hỏi nhà sư, xưng hô “Bạch thầy” hoặc “A di đà Phật”, tự xưng là “con”.
- Không tự ý sử dụng đồ ăn thức uống của chùa, chỉ nhận khi được trụ trì cho phép.
- Giữ gìn vệ sinh chung, không nói to, đùa giỡn, khạc nhổ bừa bãi.
- Không quỳ ở chính giữa Phật đường, nên quỳ chếch sang một bên, cúi đầu thành tâm, không nhìn ngắm tượng Phật trực diện.
Kết Luận Lời Cầu Nguyện Khi Đi Chùa
Bài viết trên cung cấp đầy đủ thông tin về cách cầu nguyện khi đi chùa. Hy vọng rằng thông qua hướng dẫn của Phật Tại Gia về cách thực hiện viếng lễ và cầu nguyện tại chùa, bạn sẽ trải qua những buổi lễ chùa đầy ý nghĩa và thành tâm nhất.